Gần đây, sau khi nghe tin Việt Nam chính thức nhận xe tăng T-90 truyền thông Trung Quốc đã có nhiều bàn luận, đánh giá. Trong số đó, tờ Sina ngày 3/1 đăng một bài viết cho rằng Việt Nam có mua T-90 cũng không thích hợp lắm trong sử dụng”.
Bài báo viết: “Chúng ta biết rằng địa hình Việt Nam rất phức tạp, dài hẹp chiều Nam Bắc, miền Trung và miền Bắc gần như đều là sơn địa, cao nguyên và rừng mưa, sông ngòi tung hoành dày đặc, chỉ có đồng bằng châu thổ sông Mê Công là địa thế tương đối bằng phẳng. Do vậy, trong hoàn cảnh địa hình này, việc sử dụng bộ đội tăng thiết giáp lấy xe tăng hạng nặng làm chủ sẽ bị rất nhiều điều kiện khách quan cản trở. Đây cũng là một trong những lý do khiến lục quân của Việt Nam nhiều năm không mua xe tăng chiến đấu mới.
Một mặt, Lục quân Việt Nam hợp tác với công ty của Israel để cải tiến các xe tăng hạng trung T-54 thành T-54M3, tăng cường mạnh khả năng phòng vệ và hệ thống kiểm soát hỏa lực. Mặt khác, Việt Nam cải tiến nâng cấp, kéo dài tuổi thọ cho “các loại vũ khí đáng cho vào bảo tàng từ lâu” như pháo tự hành ASU-85 và Su-100.
Ba loại xe tăng và pháo tự hành nói trên tuy tính năng đã lạc hậu nhưng hình dáng thấp, trọng lượng khá nhỏ, có lợi trong việc sử dụng để mai phục khi tác chiến rừng núi cho nên đối với yêu cầu chiến thuật của Việt Nam hiện tại cũng là đã đáp ứng đủ. Cho đến khi một cường quốc quân sự khác trên bán đảo Đông Dương là Thái Lan mua sắm xe tăng VT-4 do TQ sản xuất thì người Việt Nam cuối cùng đã không thể ngồi yên.
|
Xe tăng T-54 Việt Nam được sơn ngụy trang kiểu mới. |
Bán đảo Đông Dương có 5 nước: Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Lào. Về sức mạnh quân sự thì có hai nước mạnh nhất là Thái Lan và Việt Nam còn Myanmar thì mấy năm gần đây cũng dần dần nổi lên. Hơn nữa, Thái Lan và Việt Nam tuy không tiếp giáp nhau nhưng trong lịch sử từng bộc phát xung đột quân sự vài lần. Do vậy đến nay hai nước vẫn ngầm xem nhau như đối thủ.
Trước đây, Thái Lan từng mua 49 xe tăng T-84 từ Ukraine nhưng Ukraine nội bộ rối loạn không thể bảo đảm được năng lực sản xuất xe tăng. Bởi vậy lúc đầu Việt Nam cũng không quan tâm.
|
Xe tăng VT-4 của Trung Quốc. |
Sau đó Thái Lan chuyển hướng sang mua xe tăng VT-4 của Trung Quốc thì hình thế đã hoàn toàn thay đổi. Trung Quốc không chỉ có năng lực cung ứng xe tăng đầy đủ mà còn giao hàng rất nhanh. Chỉ cần Thái Lan có đủ tiền sẽ có thể thay thế toàn bộ các xe tăng cũ hiện tại sang xe tăng VT-4. Mặt khác, VT-4 có tính năng tổng thể ưu thế hơn T-84. Trong bối cảnh này, Việt Nam cũng bị bức bách phải nâng cấp thay đổi trang bị tự thân của mình và lựa chọn duy nhất của họ là T-90.
Tuy Việt Nam cũng mua T-90S/SK nhưng so với phiên bản Nga bán cho Ấn Độ thì khác biệt rất lớn. Về cơ bản nó vẫn có những trang bị như T-90A của Nga, gồm những thứ xem thì rất hù dọa người khác nhưng tác dụng không lớn như hệ thống phòng ngự chủ động Shtora-1.
Như vậy T-90 của Việt Nam có trọng lượng chiến đấu ở khoảng 46,5 tấn, ít nhất là khi tác chiến sơn địa cũng không quá nặng nề. Tuy vậy, do mạng lưới sông ngòi dày đặc, Việt Nam muốn sử dụng hết khả năng tác chiến của T-90 thì phải cải tiến trang bị bắc cầu cho công binh hiện tại.
Ngoài ra, lần này Việt Nam cũng chỉ mua 64 xe tăng T-90, so với con số 1300 xe tăng đang phục vụ trong lục quân thì đây chỉ là muối bỏ biển. Thực tế một thời gian rất dài nữa trong tương lai, trang bị chủ lực của bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam vẫn sẽ dựa vào các phiên bản cải tiến của T-54/55 và có sự trợ lực của một số nhỏ T-90 hiện đại.
Nguồn: https://mil.news.sina.com.cn/jssd/2019-01-03/doc-ihqhqcis2793048.shtml
Bình luận: Sự xung đột giữa Việt Nam và Thái Lan trong lịch sử đã có một vài lần. Chẳng hạn thời nhà Nguyễn, Việt Nam và Thái Lan xung đột xoay quanh vấn đề bảo hộ nước Campuchia. Thời cận đại, trong chiến tranh chống Mỹ, Thái Lan cho Mỹ đóng căn cứ không quân để từ đó máy bay đánh phá Việt Nam. Hơn nữa, Thái Lan còn cử cả quân sang tham gia chiến đấu đánh thuê cho Mỹ. Sau thời chống Mỹ thì quân đội Thái Lan lại ngầm giúp đỡ cho lực lượng phản động Hoàng Cơ Minh và kế đó lại giúp đỡ đám tàn quân Polpot khi chúng bị Việt Nam đánh bại năm 1979.
|
Xe tăng VT-4. |
Tuy nhiên hiện nay, tất cả các nguồn cơn gây va chạm giữa Việt Nam và Thái Lan đã cơ bản kết thúc. Hiện nay, nếu có sự cạnh tranh giữa hai nước thì chỉ là về các lĩnh vực kinh tế như phát triển du lịch, xuất khẩu gạo, vị thế trong khối ASEAN và bóng đá. Nước Thái Lan vừa trải qua một thời kỳ khủng hoảng chính trị và chỉ tạm yên ổn vài năm nay. Tuy nhiên xung đột chính trị có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào nếu gia đình Thaksin quay trở lại. Bởi vậy Thái Lan không rảnh rỗi để ngồi nghĩ mưu mẹo chống Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam cũng đang phải đối phó với tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông cho nên cần Thái Lan để đoàn kết tiếng nói ASEAN khi đứng trước Trung Quốc. Cả hai nước hiện nay có nhu cầu hữu hảo hơn là đối đầu.
Do vậy việc báo chí Trung Quốc nói Việt Nam mua T-90 là vì Thái Lan thì một là để qua đó quảng cáo cho xe tăng VT-4 của họ hoặc là để gây mất đoàn kết khối ASEAN.