Mục sở thị hình ảnh nhà cao chân ở Trường Sa của Việt Nam thập niên 1980

Những bức ảnh này là phóng viên ảnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam chụp trong những năm 1980 trên các nhà cao chân ở trên biển. 

Thông qua những bức ảnh này, chúng ta có thể hiểu một phần về kiến trúc độc đáo của nhà cao chân của quân đội Việt Nam và những tình hình sinh hoạt của binh sỹ Việt Nam trên đó. Các nhà cao chân của Việt Nam và nhà cao chân của Trung Quốc thời đó có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có nhiều chỗ khác biệt.






Từ những bức ảnh này có thể thấy, nhà cao chân Việt Nam sử dụng chủ yếu nhiều gỗ tròn làm trụ cột và có sắt thép gia cố. Nếu toàn bộ sử dụng vật liệu sắt thép làm trụ cột thì trên biển dễ bị nước biển ăn mòn. Đây là một điểm giống với kiến trúc nhà cao chân của phía Trung Quốc. 


Sàn và mái của nhà cao chân, người Việt sử dụng vật liệu sắt thép, cũng giống với phía Trung Quốc. Trong ảnh có thể thấy sàn được làm từ những tấm thép giống với vật liệu được Mỹ dùng để làm sân bay dã chiến trong thời chiến tranh Việt Nam. Có thể đây là những vật liệu Việt Nam thu được sau năm 1975. 


Những binh sỹ Việt Nam đóng trên các nhà cao chân này trang bị chủ yếu vũ khí hạng nhẹ, nhưng nguồn gốc của chúng thì rất hỗn tạp. Người bên trái ảnh sử dụng khẩu súng trường AKM, người bên cạnh cầm khẩu K56 do TQ viện trợ. Vũ khí hạng nặng có ống phóng RPG-7, ngoài ra còn có súng máy RPD và súng máy 12,7mm. Do môi trường trên biển ăn mòn rất nhanh cho nên nếu vũ khí không thường xuyên lau chùi dầu thì sẽ dễ bị hỏng. 


Trong ảnh là một khẩu súng máy phòng không 12,7mm. Đây là khẩu súng có hỏa lực mạnh nhất và tầm bắn xa nhất trên một nhà cao chân. Do trên biển khó bổ sung nước ngọt cho nên binh sỹ trên nhà cao chân đặt nhiều những thùng để chứa nước. 


Hải quân Việt Nam xuất kích tàu hộ vệ chống ngầm hạng nhẹ Petya để hậu cần tiếp tế cho binh sỹ trên nhà cao chân. Tàu này là một trong những tàu tương đối mới của Hải quân Việt Nam khi đó. Theo tài liệu của quân đội Việt Nam, tháng 12/1978, Hải quân Việt Nam mới nhận được 2 tàu Petya III. Sau đó đến năm 1983 lại nhận được 3 tàu Petya II. 

Những tàu này trang bị 2 pháo nòng đôi 76mm AK-726 với tốc độ bắn hơn 90 phát/phút. Ngoài ra có ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và ống phóng rocket chống ngầm, hỏa lực cận chiến rất mạnh. 5 tàu Petya này hiện nay đã lỗi thời nhưng vẫn đang phục vụ chưa được loại biên. 


Từ những bức ảnh này có thể thấy, nhà cao chân của quân đội Việt Nam thập niên 1980 có khả năng chịu sóng gió và điều kiện sinh hoạt nằm ở giữa cấp độ nhà cao chân đời 1 và đời 2 của Trung Quốc. Những binh sỹ Việt Nam sống trên nhà cao chân có điều kiện sinh hoạt cũng gian khổ tương tự như phía Trung Quốc. Tuy nhiên do họ ở gần bờ hơn Trung Quốc cho nên vấn đề bổ sung hậu cần có tốt hơn chút ít. 

Nguồn: https://new.qq.com/omn/20190320/20190320A0MKFM.html#p=6
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

Bài đăng nổi bật

Hai ngày nữa vệ tinh của Việt Nam sẽ được phóng lên vũ trụ

Theo dự kiến, sáng ngày 17/1 tới đây, vệ tinh Micro Dragon do người Việt Nam chế tạo sẽ được phóng lên quỹ đạo. Sự kiện này ghi một dấu mốc...