Bộ trưởng Quốc phòng Philipines hôm nay nói rằng Hoa Kỳ có nhiều khả năng tham gia vào một cuộc chiến tranh ở Biển Đông hơn Philippines nhưng Philipipnes có thể sẽ bị lôi kéo vào cuộc xung đột đóvì hiệp ước phòng thủ chung mà họ ký với Mỹ năm 1951.
Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana nói rằng hiệp ước này cần được xem xét lại để làm rõ những nhập nhằng tránh gây ra lộn xộn và nhầm lẫn trong một cuộc xung đột. Ông dẫn chứng rằng giữa thập niên 1990, Trung Quốc chiếm một rạn san hô mà Philippines tuyên bố chủ quyền nhưng “Mỹ đã không ngăn chặn việc đó”.
Một tàu chiến của Mỹ. Ảnh minh họa. |
Lorenzana nói lực lượng Mỹ đã và đang tăng cường cái gọi là tuần tra tự do hàng hải trong vùng biển chiến lược này, và việc đó có thể dễ đẫn Mỹ đến chỗ tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang hơn Philippines - đất nước mà ông nhận định là sẽ không giao tranh với bất kỳ nước nào vì tranh chấp lãnh thổ.
Trong một tuyên bố, Lorenzana nói “Mỹ, với các tàu hải quân di chuyển qua biển Tây Philippines (tên mà Philippines gọi Biển Đông) ngày càng tăng và thường xuyên, có nhiều khả năng dính lứu vào một cuộc chiến hơn. Trong trường hợp như vậy và trên cơ sở Hiệp ước Phòng thủ chung, Philipipnes sẽ tự động bị can dự. Điều tôi lo lắng không phải là một sự thiếu bảo đảm mà là chúng ta sẽ bị cuốn vào một cuộc chiến mà ta không muốn và không mong đợi”.
Việc Philippines đề xuất xem xét lại hiệp ước là một trong những chủ đề chính khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp Tổng thống Rodrigo Duterte và các quan chức khác trong chuyến thăm đến Manila tuần trước.
Hiệp ước này là một trong những hiệp ước đồng minh an ninh lâu đời nhất ở châu Á, nó kêu gọi Mỹ và Philippines cùng phòng thủ chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài.
Trong quá khứ, Philippines đã cố làm rõ liệu hiệp ước này có được áp dụng nếu lực lượng của họ bị tấn công trong một khu vực tranh chấp như Biển Đông - nơi mà họ đang bị kẹt trong xung đột lãnh thổ căng thẳng với Trung Quốc và 4 nước khác.
Pompeo cam kết với Philippines trong chuyến thăm của ông ta rằng Mỹ sẽ đến để bảo vệ nếu như lực lượng, máy bay hay tàu của Philippines bị tấn công vũ trang ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Mỹ cam kết công khai như vậy.
Tranh chấp lãnh thổ âm ỉ lâu dài là một nguồn gây bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc - nước đã biến nhiều rạn san hô thành đảo với đường bay và các cơ sở quân sự khác.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Lorenzana. |
Mỹ đã tuyên bố rằng giải pháp hòa bình cho tranh chấp và tự do hàng hải, hàng không trong khu vực tranh chấp này là lợi ích quốc gia của Mỹ. Các tàu của Hải quân Mỹ đã đi vào gần các đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng để khẳng định tự do hàng hải. Những vụ này đã khiêu khích các phản đối giận dữ từ Trung Quốc và gây căng thẳng giữa lực lượng hải quân hai bên.
Mặc dù Lorenzana và các quan chức Philippines khác muốn làm rõ ràng về hiệp ước, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin lại nghĩ khác. Locsin nói trong một cuộc họp báo với Pompeo ở Manila hôm thứ 6 tuần trước rằng: “Sự mập mờ là cách ngăn chặn tốt nhất”.
Lorenzana nói hôm nay rằng hiệp ước này đáng lẽ đã được xem xét lại từ 1992, khi một căn cứ Mỹ ở Philipines bị đóng cửa và Philippines mất cái ô an ninh của mình.
Vài năm sau khi lực lượng Mỹ rút đi, Trung Quốc bắt đầu các hành động hung hăng quyết đoán ở rạn san hô Vành Khăn (tiếng Anh là Mischief Reef). Lorenzana nói: “không phải là một cuộc tấn công vũ trang nhưng nó cũng hung hăng không kém. Mỹ đã không làm gì để ngăn chặn điều đó”.
Mõ chú thích: Rạn san hô Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Năm 1995, rạn san hô này bị Trung Quốc chiếm và hiện nay Trung Quốc đã biến nó thành một đảo nhân tạo và đang ráo riết thiết lập các căn cứ quân sự trên đó cũng như trên 6 rạn san hô khác mà họ đã chiếm đóng.
Nguồn: https://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/2188681/us-more-likely-philippines-end-shooting-war-south-china-sea
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét