Hai ngày nữa vệ tinh của Việt Nam sẽ được phóng lên vũ trụ

Theo dự kiến, sáng ngày 17/1 tới đây, vệ tinh Micro Dragon do người Việt Nam chế tạo sẽ được phóng lên quỹ đạo. Sự kiện này ghi một dấu mốc quan trọng trong quá trình học hỏi và nghiên cứu về công nghệ không gian của Việt Nam. 


Micro Dragon được thiết kế, chế tạo bởi đội ngũ 36 cán bộ của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam theo học chuyên ngành hàng không vũ trụ tại Nhật Bản. Micro Dragon được nghiên cứu thiết kế từ năm 2013, hoàn thành lắp ráp chế tạo, thử nghiệm vào tháng 9/2017. Micro Dragon có khối lượng khoảng 50kg, kích thước 50 x 50 x 50 cm, sử dụng hệ 2 máy ảnh đa phổ với bộ lọc tinh thể lỏng có thể điều chỉnh chụp ảnh ở 12 dải phổ. Ảnh độ phân giải mặt đất tốt nhất là 78m, kích thước 36x48 km khi vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo 511km. 


Micro Dragon ban đầu phục vụ mục đích đào tạo 36 thạc sỹ Việt Nam. Tuy nhiên, khi hoàn thành, Micro Dragon được JAXA phóng miễn phí vào vũ trụ, sau khi vượt qua được quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt. 


Dự kiến 7h50' sáng ngày 17/1 (giờ Hà Nội), Micro Dragon sẽ được JAXA phóng lên vũ trụ cùng 6 vệ tinh khác của Nhật Bản bằng tên lửa đẩy Epsilon số 4 tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản. Khoảng 1h5 phút sau khi phóng lên vũ trụ, Micro Dragon sẽ tách khỏi tên lửa đẩy trên bầu trời Cuba. Khoảng 1-2 ngày sau trạm mặt đất có thể thu nhận những tín hiệu đầu tiên từ vệ tinh. Sau khoảng thời gian hoạt động thử nghiệm từ 1-3 tháng trên vũ trụ, vệ tinh sẽ vận hành ổn định.


Sau khi phóng lên vũ trụ, Micro Dragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Vệ tinh Micro Dragon đánh dấu bước phát triển tiếp theo trong việc làm chủ ngành công nghệ vũ trụ ở Việt Nam.

Nguồn: https://www.tienphong.vn/cong-nghe/can-canh-ve-tinh-viet-nam-che-tao-sap-phong-len-vu-tru-1367221.tpo
Share:

Sina: Việt Nam sốt ruột mua xe tăng là vì Thái Lan

Gần đây, sau khi nghe tin Việt Nam chính thức nhận xe tăng T-90 truyền thông Trung Quốc đã có nhiều bàn luận, đánh giá. Trong số đó, tờ Sina ngày 3/1 đăng một bài viết cho rằng Việt Nam có mua T-90 cũng không thích hợp lắm trong sử dụng”. 




Bài báo viết: “Chúng ta biết rằng địa hình Việt Nam rất phức tạp, dài hẹp chiều Nam Bắc, miền Trung và miền Bắc gần như đều là sơn địa, cao nguyên và rừng mưa, sông ngòi tung hoành dày đặc, chỉ có đồng bằng châu thổ sông Mê Công là địa thế tương đối bằng phẳng. Do vậy, trong hoàn cảnh địa hình này, việc sử dụng bộ đội tăng thiết giáp lấy xe tăng hạng nặng làm chủ sẽ bị rất nhiều điều kiện khách quan cản trở. Đây cũng là một trong những lý do khiến lục quân của Việt Nam nhiều năm không mua xe tăng chiến đấu mới. 



Một mặt, Lục quân Việt Nam hợp tác với công ty của Israel để cải tiến các xe tăng hạng trung T-54 thành T-54M3, tăng cường mạnh khả năng phòng vệ và hệ thống kiểm soát hỏa lực. Mặt khác, Việt Nam cải tiến nâng cấp, kéo dài tuổi thọ cho “các loại vũ khí đáng cho vào bảo tàng từ lâu” như pháo tự hành ASU-85 và Su-100. 

Ba loại xe tăng và pháo tự hành nói trên tuy tính năng đã lạc hậu nhưng hình dáng thấp, trọng lượng khá nhỏ, có lợi trong việc sử dụng để mai phục khi tác chiến rừng núi cho nên đối với yêu cầu chiến thuật của Việt Nam hiện tại cũng là đã đáp ứng đủ. Cho đến khi một cường quốc quân sự khác trên bán đảo Đông Dương là Thái Lan mua sắm xe tăng VT-4 do TQ sản xuất thì người Việt Nam cuối cùng đã không thể ngồi yên. 

Xe tăng T-54 Việt Nam được sơn ngụy trang kiểu mới. 
Bán đảo Đông Dương có 5 nước: Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Lào. Về sức mạnh quân sự thì có hai nước mạnh nhất là Thái Lan và Việt Nam còn Myanmar thì mấy năm gần đây cũng dần dần nổi lên. Hơn nữa, Thái Lan và Việt Nam tuy không tiếp giáp nhau nhưng trong lịch sử từng bộc phát xung đột quân sự vài lần. Do vậy đến nay hai nước vẫn ngầm xem nhau như đối thủ. 

Trước đây, Thái Lan từng mua 49 xe tăng T-84 từ Ukraine nhưng Ukraine nội bộ rối loạn không thể bảo đảm được năng lực sản xuất xe tăng. Bởi vậy lúc đầu Việt Nam cũng không quan tâm. 

Xe tăng VT-4 của Trung Quốc. 

Sau đó Thái Lan chuyển hướng sang mua xe tăng VT-4 của Trung Quốc thì hình thế đã hoàn toàn thay đổi. Trung Quốc không chỉ có năng lực cung ứng xe tăng đầy đủ mà còn giao hàng rất nhanh. Chỉ cần Thái Lan có đủ tiền sẽ có thể thay thế toàn bộ các xe tăng cũ hiện tại sang xe tăng VT-4. Mặt khác, VT-4 có tính năng tổng thể ưu thế hơn T-84. Trong bối cảnh này, Việt Nam cũng bị bức bách phải nâng cấp thay đổi trang bị tự thân của mình và lựa chọn duy nhất của họ là T-90. 



Tuy Việt Nam cũng mua T-90S/SK nhưng so với phiên bản Nga bán cho Ấn Độ thì khác biệt rất lớn. Về cơ bản nó vẫn có những trang bị như T-90A của Nga, gồm những thứ xem thì rất hù dọa người khác nhưng tác dụng không lớn như hệ thống phòng ngự chủ động Shtora-1. 


Như vậy T-90 của Việt Nam có trọng lượng chiến đấu ở khoảng 46,5 tấn, ít nhất là khi tác chiến sơn địa cũng không quá nặng nề. Tuy vậy, do mạng lưới sông ngòi dày đặc, Việt Nam muốn sử dụng hết khả năng tác chiến của T-90 thì phải cải tiến trang bị bắc cầu cho công binh hiện tại. 



Ngoài ra, lần này Việt Nam cũng chỉ mua 64 xe tăng T-90, so với con số 1300 xe tăng đang phục vụ trong lục quân thì đây chỉ là muối bỏ biển. Thực tế một thời gian rất dài nữa trong tương lai, trang bị chủ lực của bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam vẫn sẽ dựa vào các phiên bản cải tiến của T-54/55 và có sự trợ lực của một số nhỏ T-90 hiện đại. 

Nguồn: https://mil.news.sina.com.cn/jssd/2019-01-03/doc-ihqhqcis2793048.shtml 

Bình luận: Sự xung đột giữa Việt Nam và Thái Lan trong lịch sử đã có một vài lần. Chẳng hạn thời nhà Nguyễn, Việt Nam và Thái Lan xung đột xoay quanh vấn đề bảo hộ nước Campuchia. Thời cận đại, trong chiến tranh chống Mỹ, Thái Lan cho Mỹ đóng căn cứ không quân để từ đó máy bay đánh phá Việt Nam. Hơn nữa, Thái Lan còn cử cả quân sang tham gia chiến đấu đánh thuê cho Mỹ. Sau thời chống Mỹ thì quân đội Thái Lan lại ngầm giúp đỡ cho lực lượng phản động Hoàng Cơ Minh và kế đó lại giúp đỡ đám tàn quân Polpot khi chúng bị Việt Nam đánh bại năm 1979. 

Xe tăng VT-4. 
Tuy nhiên hiện nay, tất cả các nguồn cơn gây va chạm giữa Việt Nam và Thái Lan đã cơ bản kết thúc. Hiện nay, nếu có sự cạnh tranh giữa hai nước thì chỉ là về các lĩnh vực kinh tế như phát triển du lịch, xuất khẩu gạo, vị thế trong khối ASEAN và bóng đá. Nước Thái Lan vừa trải qua một thời kỳ khủng hoảng chính trị và chỉ tạm yên ổn vài năm nay. Tuy nhiên xung đột chính trị có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào nếu gia đình Thaksin quay trở lại. Bởi vậy Thái Lan không rảnh rỗi để ngồi nghĩ mưu mẹo chống Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam cũng đang phải đối phó với tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông cho nên cần Thái Lan để đoàn kết tiếng nói ASEAN khi đứng trước Trung Quốc. Cả hai nước hiện nay có nhu cầu hữu hảo hơn là đối đầu. 

Do vậy việc báo chí Trung Quốc nói Việt Nam mua T-90 là vì Thái Lan thì một là để qua đó quảng cáo cho xe tăng VT-4 của họ hoặc là để gây mất đoàn kết khối ASEAN.
Share:

Truyền thông TQ: Nỗi “sợ Việt” ngày càng lớn

Sau trận thua của U-19 Trung Quốc trước U-19 Việt Nam trong khuôn khổ giải bóng đá U19 quốc tế báo Thanh Niên vừa qua, truyền thông Trung Quốc lại được một phen thất vọng. 



Trên trang 163.com sáng nay có bài viết: “Sợ ‘Việt’? Trung Quốc đá với Việt Nam đã 10 năm không thắng, không tính đội tuyển quốc gia”. Trong tiêu đề này, tác giả đã chơi chữ khi đặt chữ Việt trong ngoặc kép. Bởi vì chữ Việt vừa là nói tắt của Việt Nam nhưng nó cũng có nghĩa là vượt qua. 


Trong bài viết, tác giả phân tích: “Tối 27/3, đội U19 Trung Quốc B đã thua 0-1 trước U-19 Việt Nam và sẽ đá với Myanmar để tranh giải 3 vào ngày 29 tới. Đương nhiên tổng cộng cũng chỉ có 4 đội tham gia giải đấu. 

Đây là lần thứ hai đội U19 Việt Nam chiến thắng U19 Trung Quốc. Ngày 15/10-2018, họ từng thắng Trung Quốc 1-0 trong một trận đấu nóng bỏng. Năm 2013, sau khi đội tuyển quốc gia Trung Quốc thua Thái Lan với tỉ số 1-5, Phạm Chí Nghị từng chỉ trích bóng đá nam Trung Quốc: “bóng đá Trung Quốc hiện giờ ở trình độ nào? Đội tuyển quốc gia như vậy sau này sẽ thua Việt Nam, thua Thái Lan xong thua Việt Nam, rồi thua Myanmar, sau đây hết cả người để thua rồi”.

Năm ngoái thua Việt Nam 0-1, đội Trung Quốc còn có cơ hội nhưng lần này, đội Trung Quốc gần như không có cơ hội. Đội Trung Quốc muốn vượt qua nửa sân cũng khó. Đội Việt Nam sau phút 62 phá vỡ bế tắc thì đội tuyển trẻ của Trung Quốc cũng không thể tấn công được nữa. Trong đó, Việt Nam đã hai lần sút hỏng trong các tình huống có cơ hội trước khung thành, trong đó có một lần sút trúng xà ngang. 

Cũng có thể nói, mức độ lúng túng của đội Trung Quốc trên sân còn vượt xa cả kết quả. Trong toàn trận đấu, Trung Quốc dứt điểm được 3 trong khi Việt Nam là 20. Xem ra chúng ta đã thua ngay từ vạch xuất phát. Khi nhỏ đã không thắng, liệu bạn dựa vào cái gì để thắng người ta khi lớn lên? 


Mấy năm gần đây, hai đội tuyển quốc gia của Trung Quốc và Việt Nam chưa từng có trận đấu nào, nhưng các đội trẻ hai nước thì thường có trao đổi. Từ giải trẻ báo Thanh Niên lần thứ 3 năm 2009, đội thanh thiếu niên Trung Quốc đã 10 năm nay không thắng. Năm 2009, nhờ vào cú hat trick của Đàm Thiên Trừng, đội trẻ Trung Quốc thắng Việt Nam với tỉ số 4-2. Hôm nay, sau 10 năm, Đàm Thiên Trừng cũng chỉ là một tiền vệ của đội Trường Xuân Nghiệp Thái chứ không thể trở thành một ngôi sao bóng đá. 

Còn trên tờ Sina, sáng nay cũng có một bài báo với tựa đề “U19 Trung Quốc thua Việt Nam thật rồi, cầu mong đừng để dự đoán của Phạm Chí Nghị thành sự thật...”. 

Bài báo có đoạn viết: “Mấy năm qua, sự tiến bộ của bóng đá các nước Đông Nam Á là điều ai cũng thấy. Những đối thủ chúng ta từng không để mắt tới đã dần dần trỗi dậy lúc nào không hay. Khoảng cách giữa các đội bóng ở châu Á càng ngày càng nhỏ. Trong thế giới bóng đá không ngừng phát triển, bóng đá Trung Quốc như người chèo thuyền ngược dòng, chỉ dừng chân không tiến thì sẽ thụt lùi”. 

Nguồn: moquocte.com
Share:

Việt Nam trao công hàm phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa

Việt Nam đã gặp và trao công hàm phản đối Trung Quốc về cuộc tập trận ở quần đảo Hoàng Sa từ ngày 22 đến 24.3 cũng như việc Trung Quốc công bố kế hoạch xây Phú Lâm, Duy Mộng, đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thành thành phố, căn cứ hậu cần chiến lược quan trọng.

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Hồng Nguyễn.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 28.3, trả lời câu hỏi của báo giới về các hoạt động của Trung Quốc thời gian gần đây tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế.
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc Trung Quốc tiến hành các cuộc diễn tập, bắn đạn thật ở quần đảo Hoàng Sa từ ngày 22-24.3 cũng như có kế hoạch xây dựng các đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Duy Mộng thuộc quần đảo Hoàng Sa trở thành thành phố và căn cứ dịch vụ hậu cần chiến lược quan trọng của Trung Quốc, “đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam với quần đảo này”.
Bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, những động thái này của Trung Quốc “đi ngược lại thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo về giải quyết những vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, vi phạm tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), gây phức tạp cho tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình ổn định và hợp tác ở Biển Đông”
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc “chấm dứt và không để tái diễn các hành động tương tự” đồng thời tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, tôn trọng nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như luật pháp quốc tế, không có các hoạt động gây gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực.
Share:

Tàu hải quân Nga hộ tống tàu chiến NATO trên Biển Đen

Tàu hải quân Nga hộ tống tàu chiến NATO trên Biển Đen

Sáng sớm ngày 29-3, Boudewijn Boots, chỉ huy Lực lượng phản ứng trên biển SNMG2 của NATO xác nhận gửi nhóm tàu chiến đến Biển Đen để tham gia tập trận liên hợp Sea Shield với lực lượng Gruzia và Ukraine.
Trung tâm kiểm soát Quốc phòng Nga ngay lập tức cử lực lượng đến Biển Đen để hộ giám sát nhóm các tàu chiến của NATO, bao gồm ba tàu khu trục từ Hà Lan, Canada và Tây Ban Nha đến Biển Đen.
Tàu hải quân Nga hộ tống tàu chiến NATO trên Biển Đen - ảnh 1
Biển Đen - điểm tập trận liên hợp giữa Mỹ và Ukraine khiến Nga khiếp sợ. Ảnh: TWITTER
Theo SNMG2, các tàu khu trục tham gia vào cuộc tập trận bao gồm tàu HNLMS Evertsen của Hà Lan, ESPS Santa Maria của Tây Ban Nha, HMCS Toronto của Canada, BGS Drazki của Bulgaria, TCG của Thổ Nhĩ Kỳ và ROS Regele Ferdinand của Romania.
Đầu năm 2019, Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết NATO đang cân nhắc khả năng viện trợ cho Ukraine cũng như khả năng giúp Ukraine tăng cường bành trướng ở Biển Đen.
Trước đó, phía Moscow đã nhiều lần cảnh báo hành động tập trận quân sự của phe liên minh gần biên giới nước Nga rất dễ châm ngòi cho một cuộc đối đầu quân sự.
Share:

Philippines và nguy cơ rơi vào bẫy nợ Trung Quốc

Trong một ý kiến được xuất bản rộng rãi trong tuần này, Phó Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio đã cảnh báo khả năng Trung Quốc tịch thu lãnh thổ và tài nguyên của Philippines theo đề xuất dự án thủy lợi Chico River. 


Vị phó thẩm phán cho rằng dự án này sẽ phục vụ như một “hình mẫu” cho các dự án đầu tư nhiều tỷ USD của Trung Quốc ở Philippines, bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng trong gói 1000 tỷ USD của sáng kiến Vành đai và Con đường. 



Trung Quốc đã cung cấp 26 tỷ USD cho Philippines gồm các khoản vay và đầu tư để thỏa mãn sự miệt mài của Tổng thống Rodrigo Duterte trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Những hứa hẹn cho vay đã tiếp tục được nhắc lại trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Manila tháng 11 năm ngoái. 

Trong 10 đề xuất dự án cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc với Philippines, đến nay mới chỉ có 1 cái đã bắt đầu thực hiện sơ bộ. 

Nhưng những người chỉ trích tin rằng hứa hẹn đầu tư của Trung Quốc đã được đưa ra để lặng lẽ đổi lấy chiến lược phục tùng của Duterte ở Biển Đông - nơi hai nước đã cạnh tranh tuyên bố chủ quyền và Trung Quốc đang quân sự hóa các thực thể mà họ kiểm soát. 

Cảnh báo của Carpio do đó ngay lập tức đã gây tiếng vang thông qua các phương tiện truyền thông chủ đạo của Philippines. 

Trung Quốc được dự kiến đã tài trợ đến 85% trong con số 80 triệu USD của dự án thủy lợi nói trên. Thỏa thuận cho vay với mức lãi suất tương đối thấp là 2% mỗi năm (lãi suất thương mại là từ 3 đến 5%), mức phí cam kết đầu tư 0,3% mỗi năm và phí quản lý là 186,260 USD. 

Philippines có 20 năm để trả nợ, bao gồm một giai đoạn gia hạn 7 năm. Tuy nhiên, nếu họ không trả được nợ, Trung Quốc có thể tiếp quản tài sản quốc gia mà Philippines đã thế chấp. 

Thỏa thuận cũng yêu cầu Philippines từ bỏ các quyền miễn trừ về chủ quyền hoặc các căn cứ khác liên quan đến tài sản quốc gia đã đưa ra làm tài sản thế chấp nếu tranh chấp trả nợ xuất hiện trong dự án thủy lợi. 

Phó Thẩm phán Carpio cảnh báo rằng trong bất kỳ tranh chấp xử lý nợ nào, Trung Quốc sẽ chiếm lợi thế vì Ủy ban Trọng tài Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh sẽ xử lý những vụ việc như vậy. 

Ngoài ra, Carpio cũng cho rằng Trung Quốc có thể sẽ đòi hỏi kiểm soát bãi Cỏ Rong (Reed Bank) - một khu vực giàu năng lượng ở Biển Đông, như một phần trong thỏa thuận để giải quyết nợ trong trường hợp có tranh chấp nợ trong tương lai. 

Nguồn: https://www.asiatimes.com/2019/03/article/china-debt-trap-fears-shake-the-philippines/
Share:

Câu nói của binh sỹ Việt khiến tư lệnh Trung Quốc hổ thẹn cúi đầu

Trong một trận đánh, một binh sỹ Việt Nam bị quân đội Trung Quốc bắt được. Người binh sỹ này đã có những đánh giá về khả năng của binh sỹ Trung Quốc trên chiến trường. Anh ta nói binh sỹ Trung Quốc rất dũng mãnh, không sợ chết nhưng lại có ba chữ không. Đó là không có chiến thuật, khi xung phong thì từng đám từng đám xông lên, không ngó ngàng gì đến tiền hậu tả hữu; thứ hai là không biết lợi dụng địa hình, khi bắn súng đều lộ ra cả nửa người, không biết lợi dụng lùm cỏ, ụ đất để làm vật che chở; thứ ba là bắn không chuẩn, mỗi lần quân Trung Quốc bắn họ đều nhìn thấy các làn đạn bắn ra nhưng lại không nghe thấy âm thanh của đạn bay qua bên tai mình.


Sau đó, sự việc này truyền đến tai Tư lệnh Quân khu Quảng Châu Hứa Thế Hữu. Ông này từng là tổng chỉ huy mặt trận phía Đông của cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam. Hứa Thế Hữu nghe rồi suy nghĩ rất lâu, cảm thấy thực sự như thế, ông ta cúi đầu trầm mặc không nói năng gì. 

Nguồn: vn youtuber
Share:

Nhân scandal chùa Ba Vàng: Nhân quả không thể hoán cải bằng tiền bạc

Sự việc chùa Ba Vàng bị tố "truyền bá chuyện vong báo oán" và thu hàng trăm tỉ mỗi năm hiện đang gây xôn xao dư luận. Trước sự vụ này, hồi đầu năm, chuyện hàng ngàn người đi cắt sao giải hạn ngồi tràn lan cả ra đường phố cũng đã một phen gây bàn tán. Hai việc này, tuy hình thức khác nhau nhưng lại giống nhau ở chỗ đều dẫn dắt người dân theo niềm tin rằng "cắt sao" hoặc "thỉnh vong giải oán" thì sẽ xóa bỏ được những "nhân xấu" để từ đó tiêu trừ những "quả xấu" đang ảnh hưởng lên đời sống hiện tại của bản thân những "thí chủ". 

Mặc dù đây không phải là một vấn đề quân sự hay chính trị nhưng hoạt động có tính chất thương mại hóa tôn giáo, hay nói trắng ra là "buôn thần bán thánh" gần đây đang ngày càng nổi cộm trong đời sống văn hóa nước ta. Bản thân tôi đến nay cũng đã có hơn 10 năm tìm hiểu về Phật pháp, đối với những khái niệm luân hồi, nhân quả, nghiệp báo, cũng gọi là có chút kiến giải. Do vậy xin có đôi lời chia sẻ cùng quý vị về những khái niệm này và trên cơ sở đó đối chiếu với những hoạt động của chùa Ba Vàng. 


Ngoài ra, trước đây, tôi đã từng làm một loạt chương trình thuật lại lời khai của các thầy bói, thầy tướng số, cô đồng, người gọi hồn. Đây là những lời khai của họ về các mẹo mực nghề nghiệp sau quá trình tham gia lớp học cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Nhân sự việc này xin chia sẻ lại để quý vị tham khảo:



Nguồn: vn youtuber

Share:

Mục tiêu lớn nhất của lính Mỹ ở Việt Nam là sống sót qua 1 năm

Thời gian gần đây chủ đề chiến tranh Việt Nam lại đang trở thành nổi bật trên dư luận Mỹ khi nước này bắt đầu vinh danh các cựu binh trở về từ Việt Nam. Các báo chí liên tục đăng các bài viết liên quan đến cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam. Dưới đây xin lược dịch bài viết của một cựu chiến binh nói về chủ đề này. 


“Trong tất cả những ngày lễ chúng ta đã tổ chức, ngày có ý nghĩa nhất với tôi là ngày Cựu chiến binh. Mỗi ngày lễ là quan trọng với những người khác nhau vì những lý do khác nhau, nhưng ngày Cựu chiến binh là đặc biệt vì nó vinh danh những người đã phục vụ đất nước, cống hiến sự hi sinh cao nhất cho tự do mà chúng ta có ngày nay. 

Tôi kính trọng mọi cựu chiến binh, từ những người đã chịu lạnh giá ở Valley Forge đến những người chịu ngột ngạt nóng bức ở Sand Box ở Trung Đông. Nhưng cảm nhận sâu sắc nhất của tôi là dành cho những anh, chị đã phục vụ ở Việt Nam. 

Kinh nghiệm ở Việt Nam đã thống nhất mọi người từng ở đó. 

Trở về một tổ quốc bị chia rẽ là một kinh nghiệm mà mọi cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam chia sẻ. Sự trở về của chúng ta khác nhiều so với những người trở về sau Thế chiến II. Trong cuộc chiến đó, binh sỹ ở lại cho đến khi dành được mục tiêu của họ là chiến thắng cuộc chiến. Ở Việt Nam, mục tiêu cho mỗi cá nhân binh sỹ là sống sót 1 năm chứ không phải chiến thắng. Chúng ta đã không phải chiến thắng để về nhà. Chúng ta chỉ phải tồn tại trong 1 năm. Không có động cơ nào để chiến thắng cuộc chiến đó. Trong 9 năm đã có hàng ngàn binh sỹ cố gắng sống sót chứ không phải chiến thắng. Và chúng ta đã thành công. 



Chúng ta đã trở về nhà nhưng không có sự trở về. Đã không có sự trở về đặc biệt giống như hồi Thế chiến II bởi vì chúng ta trở về nhà mọi lúc. Bước vào cuộc chiến 1 năm và trở về, đó là tất cả những điều chúng ta phải làm. Vào lúc cuối Thế chiến II, sự trở về của lính chiến Mỹ có nghĩa là sự kết thúc chiến tranh, một kết thúc vinh quang và chiến thắng. Người Mỹ trở về nhà trong chiến tranh Việt Nam chỉ có nghĩa là họ đã sống sót 1 năm. Vì thế về nhà chỉ đặc biệt với các cựu binh và gia đình họ. 

Cựu binh của mọi cuộc chiến có những câu chuyện để chia sẻ và ghi nhớ rằng họ đã gắn với nó. Rất dễ để quên rằng chiến tranh là chết chóc. Tôi nhắc lại lời tướng Patton về thực tế rằng người Mỹ không nên chết vì đất nước mình. Công việc của chúng ta là làm cho những kẻ khác chết vì nước của họ. Và mọi cựu chiến binh bị ảnh hưởng bởi khái niệm về cái chết đó. 

Những ai đã phục vụ trong một cuộc chiến luôn rất gần với cái chết. Bất kể là họ thực sự ở trong một cuộc chiến đấu, ở trong một máy bay hay đơn giản là đi bộ trong một làng quê hay thành thị, các cựu binh luôn rất gần với chết chóc. Thật khó để sống với ý tưởng đó mặc dù nó đã ăn sâu trong ngóc ngách tiềm thức chúng ta. Ngày hôm nay tôi không sống để nghĩ về cái chết nhưng năm đó ở Việt Nam tôi đã sống như vậy...”. 

Share:

Thuật lại trận Đặc công VN 1 chọi 30 thắng ngàn quân đối phương

Núi Pa Thí trên đất Lào, cao hơn 1600m so với mặt biển. Từ giữa thập niên 1960, Mỹ lập một căn cứ radar dẫn đường không quân trên đỉnh núi này. Từ núi Pa Thí đến Hà Nội, đường chim bay chỉ 135 dặm (khoảng hơn 200 km) cho nên trạm radar Pa Thí tham gia trực tiếp vào việc hướng dẫn cho từ 25 đến 55% các vụ không kích của Mỹ vào miền Bắc Việt Nam.



Để hạn chế các cuộc không kích của Mỹ, cần thiết phải tiêu diệt căn cứ radar này. Tuy nhiên địa hình núi Pa Thí rất hiểm trở, chỉ có một con đường dẫn lên đỉnh núi còn các mặt khác của đỉnh núi là vách đá dựng đứng cao đến vài trăm mét. Do địa hình hiểm trở rất khó tấn công bằng bộ binh hay pháo kích. Ban đầu Việt Nam lập kế hoạch sử dụng máy bay An-2 để tập kích hỏa lực vào trạm radar này. Các máy bay An-2 đã đến được mục tiêu và phóng rocket 57mm cũng như thả những quả đạn cối 120mm xuống căn cứ gây thiệt hại cho đối phương nhưng không tiêu diệt được trạm radar. Bởi vậy, nhiệm vụ tiêu diệt căn cứ radar Pa Thí được giao cho lực lượng đặc công tìm mọi cách thực hiện. Dưới đây là video chi tiết.



Nguồn: vn youtuber
Share:

Báo QĐND điểm mặt một số thủ đoạn tinh vi gần đây của phản động

Báo Quân đội Nhân dân mới đây có bài viết phân tích cặn kẽ về một số thủ đoạn tinh vi của các cá nhân và tổ chức phản động trên mạng xã hội nhằm đánh lừa dư luận, kích động nhân dân. Dưới đây là toàn bộ nội dung: 
Một số trang mạng của các tổ chức phản động. 

Lợi dụng internet, gần đây, các thế lực thù địch ra sức tìm cách hạ thấp vai trò của báo chí, truyền thông chính thống và cổ xúy cho những cái gọi là “nhà báo công dân”, “báo mạng xã hội”, “nhà xuất bản mạng”… Chúng “nâng cấp” một số blogger, facebooker thành những “nhà báo tự do”, “nhà báo toàn cầu”... Cha ông ta có câu: “Chuông khánh còn chẳng ăn ai/ Nữa là mảnh chĩnh ném ngoài bờ tre!”. Thế mà một số người do thiếu hiểu biết và tư tưởng lệch lạc lại hay tìm đọc, thậm chí cổ vũ, tiếp tay cho thứ "mảnh chĩnh" thông tin ấy để chúng “ngụy tuyên truyền” chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân…
Truyền thông “ngụy dân chủ”
Trịnh Hữu Long, sinh năm 1986, quê Thanh Hóa, từng tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội nhưng lại sớm sa ngã. Cách đây 5 năm, Long dựng lên một trang mạng và tự xưng trang này là “tạp chí” với tinh thần chủ đạo là tập hợp những bài viết phân tích, bôi đen tình hình đất nước, xuyên tạc Đảng, Nhà nước dưới góc nhìn pháp luật. Trang mạng của Long nhanh chóng thu hút nhiều nhân vật bất mãn và được sự hậu thuẫn của tổ chức Việt Tân để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Trang mạng này xưng là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận, không đặt quảng cáo, nhưng lại kêu gọi bạn đọc tài trợ từ “20 nghìn đồng trở lên”. Theo một tài liệu được công bố, năm 2016, trang này từng xin được hơn 23.000USD nhưng phần lớn đều từ các tài trợ ẩn danh. Năm 2018, trang mạng này đã tiếm danh đại diện cho hơn 50 triệu người sử dụng internet Việt Nam khởi xướng việc vận động ký tên vào thư gửi Chủ tịch Facebook, chất vấn và xuyên tạc, lu loa Facebook “hợp tác với Chính phủ và phản bội người dân Việt Nam”.

Gần đây, mạng xã hội (MXH) lan truyền video tố cáo Cảnh sát Giao thông tỉnh Đắc Lắc chặn, cản trở xe đưa người đi cấp cứu vì lỗi chạy quá tốc độ. Song tìm hiểu sự việc thì đó chỉ là một màn kịch nhằm đánh lừa dư luận. Trong clip có cảnh một chiếc xe vi phạm vừa bị cảnh sát thổi còi thì xuất hiện ngay một phụ nữ xuống xe khóc rống lên kể lể đưa con đi cấp cứu nhưng tay “không quên” cầm điện thoại livestream. Một người đàn ông lại từ xe bế cháu bé ra đặt… giữa đường.
Lo cho tính mạng người dân, một cảnh sát bế cháu bé lên xe để đưa cháu đi bệnh viện thì người nhà ngăn cản, chửi bới là “công an đàn áp dân, vi hiến”. Đến khi cảnh sát cho chiếc xe được đưa cháu bé đi bệnh viện thì họ lại tuyên bố “trưa rồi, không đi nữa” và lấy ra những cuốn hiến pháp phát cho người dân ở đó, quên luôn việc cấp cứu cho cháu bé. Rất nhiều bạn đọc tỉnh táo đã nhận ra chân tướng sự việc và chỉ rõ đó là clip của tổ chức phản động "Con đường Việt Nam" vì trong clip có nhóm người mang trang phục của tổ chức này. Thế nhưng, vẫn có một số người dân chia sẻ, comment nói xấu cảnh sát, nhìn nhận sai lệch về sự việc.
Năm 2017, Cục An ninh mạng, Bộ Công an đã phối hợp Công an TP Hồ Chí Minh và Công an tỉnh Thái Nguyên bắt hai đối tượng là Bùi Hiếu Võ và Phan Kim Khánh để điều tra về tội tuyên truyền chống Nhà nước theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Qua điều tra, từ tháng 5-2015, chúng đã lập tài khoản facebook và các trang mạng lấy tên là “Báo Tham Nhũng”, “Tuần Việt Nam”, “Dân chủ TV”, “Việt Báo TV” và “Việt Nam online” để đăng nhiều thông tin bịa đặt, xuyên tạc. Chúng móc nối, tham gia quản trị một số trang mạng của tổ chức khủng bố Việt Tân và một số tổ chức phản động khác.

Cùng thời gian này, tại Hà Tĩnh, cơ quan chức năng đã phá vụ án và bắt Nguyễn Văn Hóa (22 tuổi, trú tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) cùng một số đối tượng do có hành vi kích động, gây rối, biểu tình, đập phá tài sản. Qua điều tra phát hiện, mỗi tháng Hóa viết, quay 16 clip, phóng sự mang nội dung xuyên tạc để chia sẻ, gửi cho những cá nhân thuộc các tổ chức phản động và một số đài, trang mạng nước ngoài… để nhận mức lương 1.500 USD/tháng từ tổ chức Việt Tân. Đó là sự thật ẩn sau những nội dung y chia sẻ núp dưới danh nghĩa yêu nước, bảo vệ môi trường, vì cuộc sống của nhân dân…
Bị lợi dụng hay cố tình la làng?
Bên cạnh một số người dân nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết, cũng có hiện tượng vì động cơ cá nhân mà cổ xúy, tiếp tay cho những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước. Câu chuyện ở Thái Nguyên, địa phương từng phối hợp với Cục An ninh mạng, Bộ Công an khởi tố, bắt giam đối tượng phản động nêu ở phần trên của bài viết là một ví dụ.

Tranh biếm họa về những đối tượng tự xưng là "nhà dân chủ" hoặc núp dưới danh nghĩa "yêu nước" để kích động nhân dân.

Do vướng mắc về lợi ích của gia đình, một nữ chủ doanh nghiệp đã liên tục tán phát nhiều đơn thư có nội dung không đúng sự thật. Bà này còn liên hệ và nhờ vả cả đối tượng phản động để đưa thông tin khiếu kiện lên một số trang tin phản động và liên tục “rải bom” đơn kêu cứu đến lãnh đạo các cấp và các cơ quan Trung ương, địa phương, bất chấp nhiều nội dung các cơ quan chức năng đã vào cuộc và kết luận, nêu rõ không có những sai phạm như đơn thư quy kết.
Đối tượng "trợ giúp" doanh nghiệp, nguy hiểm thay lại là một trong những kẻ cầm đầu nhóm phản động “NoU Hà Nội” và thường xuyên tung các thông tin chống phá Đảng, Nhà nước lên cái gọi là "kênh truyền hình CHTV" trên Youtube. Y từng bị công an triệu tập vì tiến hành các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và có liên hệ với một số tổ chức phản động nước ngoài. Vậy mà chủ doanh nghiệp nêu trên đã nhiều lần gặp và trực tiếp cùng đối tượng này "lên sóng" trong những clip kéo dài cả giờ đồng hồ. Với những thông tin được cung cấp, đối tượng này ngang nhiên xuyên tạc, bóp méo sự việc, nói xấu chính quyền và các cơ quan pháp luật. Các clip trên được chia sẻ trên MXH, tạo cớ để một số đối tượng lợi dụng xuyên tạc nói xấu Đảng, Nhà nước.
Vẫn liên quan đến cái gọi là "kênh truyền hình CHTV", một lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian gần đây các đối tượng điều hành trang mạng này cũng kích động, lôi kéo một số người dân, móc nối, liên kết với một số đối tượng khiếu kiện dạng "đầu đơn" ở địa phương để hứa hẹn giúp đỡ đấu tranh bằng CHTV... để đòi quyền lợi cho “dân oan”. Đối tượng còn ngang nhiên gọi điện, gây sức ép với một số cơ quan chức năng trong tỉnh đòi được “làm việc” và tuyên bố "kênh truyền hình CHTV" của y ngang với VTV, thậm chí còn gây ảnh hưởng… quốc tế(?).
Cần những giải pháp kiên quyết, đồng bộ
Hiện tượng lợi dụng các kênh truyền thông “tiểu ngạch” để chống phá Đảng, Nhà nước thời gian gần đây diễn biến ngày càng tinh vi, phức tạp với nhiều thủ đoạn mới. Ngoài việc “nâng cấp” các facebook, blog thành các “tạp chí”, “nhà xuất bản” để mở rộng diện tán phát; các thế lực thù địch còn khai thác triệt để khả năng tương tác, lan truyền trên MXH; lập nhiều kênh Youtube phản động. Chúng cũng lợi dụng danh nghĩa luật sư, từ thiện, hỗ trợ pháp lý để lôi kéo, xúi giục một số người dân khiếu kiện kéo dài, thậm chí tụ tập, gây rối; đồng thời mở rộng các hình thức hội luận, đào tạo trực tuyến, hội họp trực tuyến... Những thông tin xấu độc trên MXH có tác động tiêu cực đến tình hình, tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, dao động, tiếp sức cho "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, để đấu tranh có hiệu quả với những thủ đoạn trên, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, xử lý sai phạm. Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, làm việc với đại diện của Facebook, Google yêu cầu giải quyết các đề nghị ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên MXH hiệu quả hơn. Việc xây dựng và ban hành "Bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam" cần sớm được triển khai. Hiện, Facebook đã xây dựng một kênh riêng để giải quyết các đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm MXH của Việt Nam.
Sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, việc sớm đưa luật vào cuộc sống rất cần thiết. Lãnh đạo Cục An ninh mạng (Bộ Công an) từng cho biết: Google và Facebook đều đánh giá Luật An ninh mạng của Việt Nam là “phù hợp” và sẽ nghiên cứu để sửa chính sách của mình phù hợp với Luật An ninh mạng của Việt Nam. Bà Ann Lavin, Giám đốc Chính sách công và Quan hệ chính phủ của Tập đoàn Google tại châu Á-Thái Bình Dương khi làm việc tại Việt Nam từng cho biết: “Google cam kết tuân thủ pháp luật các nước sở tại, trong đó có Việt Nam. Chúng tôi hiểu sâu sắc đó là nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ pháp luật nước sở tại Việt Nam nên việc tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết để tuân thủ”

Tính đến hết tháng 6-2018, Google đã gỡ bỏ 6.700/7.800 video clip ra khỏi Youtube, trong đó có gần 300 video clip có nội dung phản động, kích động chống phá Đảng, Nhà nước, 6 kênh Youtube đã bị chặn hoàn toàn... Facebook cũng đã gỡ bỏ gần 1.000/5.500 đường link có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam, 107/107 tài khoản giả mạo, 137 tài khoản nói xấu, bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.
Các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong ngăn chặn thông tin xấu độc. Kinh nghiệm từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy: Bộ đã phát hiện, cảnh báo cho các doanh nghiệp quảng cáo về tình trạng Google gắn quảng cáo của nhiều thương hiệu nổi tiếng ở trong và ngoài nước trên các video clip phản động, bịa đặt, bôi nhọ lãnh đạo cấp cao trên kênh Youtube của Google. Chính điều này đã dẫn đến việc các đại lý quảng cáo lớn ở Việt Nam đồng loạt dừng quảng cáo trên toàn hệ thống của Google một thời gian. Từ cơ sở đó, Google đã đồng ý thiết lập cơ chế riêng để Bộ Thông tin và Truyền thông có thể yêu cầu Google gỡ bỏ số lượng lớn các video clip vi phạm trên Youtube.
Về phía các cơ quan pháp luật, cần xử lý mạnh tay, nghiêm minh hơn nữa các hành vi vi phạm; nhất là xử phạt một số cá nhân thông tin xuyên tạc, chống phá trên internet. Như trường hợp Dũng vova không phải là nhà báo, không quản lý kênh truyền hình, báo chí được pháp luật công nhận thì không thể lôi kéo, kích động người dân kiện tụng, tán phát thông tin, thể hiện sự coi thường kỷ cương, phép nước. Những hiện tượng như vậy phải xử lý nghiêm minh cả người tán phát và người cung cấp thông tin, tiếp tay cho đối tượng.
Đối với mỗi người dùng internet và MXH cũng như người dân nói chung, phải biết "gạn đục khơi trong" khi tiếp cận thông tin trên internet và MXH; không vì thiếu hiểu biết hay vì sự bức xúc mà đơn giản tiếp tay cho những kẻ xấu lợi dụng để kích động, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.
Nguồn: http://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/thanh-tuu-nhan-quyen-viet-nam/khong-de-nhung-manh-chinh-thong-tin-tiep-tay-cho-nguy-tuyen-truyen-569499
x

Share:

Việt Nam chính thức nhận xe tăng T-90

Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh chụp cảnh Việt Nam nhận xe tăng tại một cảng biển kèm theo chú thích rằng đây là xe tăng T-90 mà Nga giao hàng cho Việt Nam. 

Ảnh chụp Việt Nam nhận xe tăng T-90.
Cách đây vài tuần, trên mạng xã hội cũng lan truyền ảnh chụp và clip quay lại cảnh bốc dỡ xe tăng từ tàu biển lên bờ ở cảng Đà Nẵng. Có người cho rằng đó là xe tăng T-90S của Việt Nam nhưng sau đó thông tin được làm rõ là không phải. Những xe tăng đó là xe tăng T-72 mà Lào mua từ Nga và được chuyển hàng qua cảng Việt Nam rồi vận chuyển bằng đường bộ về Lào. 

Cảnh bốc dỡ xe tăng T-72 cho Lào cách đây vài tuần. 
Tuy nhiên bức ảnh chụp lần này thì chính xác là xe tăng T-90 của Việt Nam. Căn cứ để khẳng định điều này là màu sơn ngụy trang của xe tăng được bốc dỡ tại cảng giống hệt với màu sơn ngụy trang của các xe tăng T-90 thử nghiệm trên thao trường và mà truyền thông Nga đã đưa lên và nói rằng đó là xe tăng sản xuất cho Việt Nam. 

Hình ảnh xe tăng được truyền thông Nga nói là sản xuất cho Việt Nam trên thao trường thử nghiệm.
Hồi tháng 9/2018, đại diện phía Nga cũng đã công khai nói rằng quá trình giao hàng các xe tăng T-90 cho Việt Nam đã bắt đầu và có thể hoàn tất trong năm 2019. Do vậy sự xuất hiện của xe tăng T-90 trên cảng Việt Nam như bức ảnh mới lan truyền trên mạng cũng là phù hợp với các tin tức trước đây. 
Share:

Việt Nam đã mất Hoàng Sa trong hoàn cảnh nào?


Kết quả hình ảnh cho hoàng sa

Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, các triều đại phong kiến Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Nhưng từ đầu thế kỷ 20 trò đi, Hoàng Sa liên tục bị các thế lực khác nhòm ngó. Từ 1956, Việt Nam đã bị mất một nửa quần đảo Hoàng Sa vì chưa chú ý đúng mức đến việc đóng giữ và kiểm soát chặt chẽ quần đảo này. Do vậy Trung Quốc mới có cơ hội chiếm Hoàng Sa mà không tốn một
viên đạn.




 Nguồn: vn youtuber
Share:

Mục sở thị hình ảnh nhà cao chân ở Trường Sa của Việt Nam thập niên 1980

Những bức ảnh này là phóng viên ảnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam chụp trong những năm 1980 trên các nhà cao chân ở trên biển. 

Thông qua những bức ảnh này, chúng ta có thể hiểu một phần về kiến trúc độc đáo của nhà cao chân của quân đội Việt Nam và những tình hình sinh hoạt của binh sỹ Việt Nam trên đó. Các nhà cao chân của Việt Nam và nhà cao chân của Trung Quốc thời đó có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có nhiều chỗ khác biệt.






Từ những bức ảnh này có thể thấy, nhà cao chân Việt Nam sử dụng chủ yếu nhiều gỗ tròn làm trụ cột và có sắt thép gia cố. Nếu toàn bộ sử dụng vật liệu sắt thép làm trụ cột thì trên biển dễ bị nước biển ăn mòn. Đây là một điểm giống với kiến trúc nhà cao chân của phía Trung Quốc. 


Sàn và mái của nhà cao chân, người Việt sử dụng vật liệu sắt thép, cũng giống với phía Trung Quốc. Trong ảnh có thể thấy sàn được làm từ những tấm thép giống với vật liệu được Mỹ dùng để làm sân bay dã chiến trong thời chiến tranh Việt Nam. Có thể đây là những vật liệu Việt Nam thu được sau năm 1975. 


Những binh sỹ Việt Nam đóng trên các nhà cao chân này trang bị chủ yếu vũ khí hạng nhẹ, nhưng nguồn gốc của chúng thì rất hỗn tạp. Người bên trái ảnh sử dụng khẩu súng trường AKM, người bên cạnh cầm khẩu K56 do TQ viện trợ. Vũ khí hạng nặng có ống phóng RPG-7, ngoài ra còn có súng máy RPD và súng máy 12,7mm. Do môi trường trên biển ăn mòn rất nhanh cho nên nếu vũ khí không thường xuyên lau chùi dầu thì sẽ dễ bị hỏng. 


Trong ảnh là một khẩu súng máy phòng không 12,7mm. Đây là khẩu súng có hỏa lực mạnh nhất và tầm bắn xa nhất trên một nhà cao chân. Do trên biển khó bổ sung nước ngọt cho nên binh sỹ trên nhà cao chân đặt nhiều những thùng để chứa nước. 


Hải quân Việt Nam xuất kích tàu hộ vệ chống ngầm hạng nhẹ Petya để hậu cần tiếp tế cho binh sỹ trên nhà cao chân. Tàu này là một trong những tàu tương đối mới của Hải quân Việt Nam khi đó. Theo tài liệu của quân đội Việt Nam, tháng 12/1978, Hải quân Việt Nam mới nhận được 2 tàu Petya III. Sau đó đến năm 1983 lại nhận được 3 tàu Petya II. 

Những tàu này trang bị 2 pháo nòng đôi 76mm AK-726 với tốc độ bắn hơn 90 phát/phút. Ngoài ra có ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và ống phóng rocket chống ngầm, hỏa lực cận chiến rất mạnh. 5 tàu Petya này hiện nay đã lỗi thời nhưng vẫn đang phục vụ chưa được loại biên. 


Từ những bức ảnh này có thể thấy, nhà cao chân của quân đội Việt Nam thập niên 1980 có khả năng chịu sóng gió và điều kiện sinh hoạt nằm ở giữa cấp độ nhà cao chân đời 1 và đời 2 của Trung Quốc. Những binh sỹ Việt Nam sống trên nhà cao chân có điều kiện sinh hoạt cũng gian khổ tương tự như phía Trung Quốc. Tuy nhiên do họ ở gần bờ hơn Trung Quốc cho nên vấn đề bổ sung hậu cần có tốt hơn chút ít. 

Nguồn: https://new.qq.com/omn/20190320/20190320A0MKFM.html#p=6
Share:

Bài đăng phổ biến

Bài đăng nổi bật

Hai ngày nữa vệ tinh của Việt Nam sẽ được phóng lên vũ trụ

Theo dự kiến, sáng ngày 17/1 tới đây, vệ tinh Micro Dragon do người Việt Nam chế tạo sẽ được phóng lên quỹ đạo. Sự kiện này ghi một dấu mốc...