Ở Việt Nam, Trump đã tìm thấy một nước “cộng sản” mình thích

Những người đảng Cộng hòa có thể muốn nghĩ lại về một trong những chủ đề của chiến dịch tranh cử 2020. Đó là có vẻ Tổng thống Trump đã gặp được một nước “cộng sản” mà ông ta thật sự thích. 

Trong những tháng gần đây, Trump đã thường xuyên được trích dẫn những điều ông ấy nói về mối đe dọa gia tăng của chủ nghĩa cộng sản trong nỗ lực làm lu mờ những người dân chủ cánh tả đang nhăm nhe vào Phòng Bầu dục, đồng thời Trump cũng biện hộ cho những nỗ lực để hất cẳng lãnh đạo Venezuela. 




Nhưng tuần này, lãnh đạo Mỹ đã ca ngợi Việt Nam - đất nước có danh hiệu cộng sản đang làm chủ nhà cho hội nghị thượng đỉnh của Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Trong thực tế, Trump đã chỉ vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam như một mô hình mà Kim có thể noi gương nếu ông từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình. 


Trump viết trên twitter ngày hôm qua: “Việt Nam thịnh vượng như một số ít nơi trên trái Đất. Triều Tiên sẽ tương tự như vậy và rất nhanh chóng nếu phi hạt nhân. Khả năng này là một cơ hội tuyệt vời, hầu như chưa từng có trong lịch sử, cho Kim Jong-un bạn tôi”. 

Trong cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam cùng ngày, Trump đã vẫy một lá cờ nhỏ Việt Nam, ca ngợi quan hệ kinh tế Việt - Mỹ và ký những thỏa thuận thương mại mới. Thời gian biểu của Trump cũng sử dụng tên đầy đủ chính thức là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mặc dù nhắc đến tên đầy đủ của nước ngoài là một nghi thức ngoại giao tiêu chuẩn nhưng sự hiện diện lặp đi lặp lại của từ này trong tuyên bố chính thức của Nhà Trắng tuần này gây ra khó chịu. 

Trong thực tế, mô hình Việt Nam và sự tán dương của Trump với nó, cũng nhấn mạnh sự mềm dẻo của khái niệm “chủ nghĩa cộng sản” và là lý do một số nguyên lý của nó có thể hấp dẫn với người Mỹ. 


Mặc dù có sự hiện diện của chữ “S” trong tên chính thức (ám chỉ từ Socialist trong tên chính thức tiếng Anh của Việt Nam là the Socialist Republic of Vietnam) và Việt Nam được phân loại là một nhà nước cộng sản nhưng nền kinh tế của họ cơ bản là tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là sau khi Đảng Cộng sản áp dụng chính sách Đổi Mới vào thập niên 1980. 

Joshua Kurlantzich - thành viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại nói: Tên chính thức của quốc gia “là một danh nghĩa”, “người dân ở Việt Nam tập trung vào làm giàu, kiếm tiền”. 

Việt Nam đang mô phỏng theo Trung Quốc bằng cách nới lỏng cho lực lượng tư bản chủ nghĩa trong khi giữ chặt hạn chế trong bày tỏ chính trị. 

Ở một mặt nào đó, ca ngợi Việt Nam là một ghi chú mới nhất về sự mâu thuẫn của tổng thống - người có chính sách đối ngoại rối rắm và mâu thuẫn hơn hầu hết các tổng thống khác, về mọi thứ từ nhân quyền đến sử dụng lực lượng quân sự. 

Sau tất cả, ở một phía khác của thế giới ngay lúc này, Trump đang sử dụng áp lực ngoại giao và kinh tế để cố gắng lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela - người rao giảng chủ nghĩa cộng sản nhưng nền kinh tế nước ông đang suy đồi. 

Trong bài phát biểu Liên bang đầu tháng này, Trump chỉ trích sự cai trị của Maduro và cũng ngầm đánh vào những người cấp tiến như dân biểu của đảng Dân chủ Alexadria Ocasio - Cortez và ứng cử viên tổng thống năm 2020 Bernie Sanders - một thượng nghị sĩ độc lập của Vermont. Cả hai người này đều ủng hộ một số tư tưởng cộng sản. 

Trump nói: “Chúng ta bị báo động bởi những kêu gọi mới về việc áp dụng chủ nghĩa cộng sản ở nước ta. Nước Mỹ được thành lập dựa trên sự tự do và độc lập - không phải sự ép buộc, thống trị và kiểm soát của chính phủ. Chúng ta được sinh ra tự do và chúng ta sẽ sống tự do”. 

Sander đã mô tả mình như một người “cộng sản dân chủ” và muốn giảm sự bất công bằng kinh tế ở Mỹ. Ông đã chỉ vào các nước châu Âu như Na Uy, Đan Mạch và Thụy Điển như những ví dụ thành công khi kết hợp một số tư tưởng cộng sản vào hệ thống chính trị dân chủ, gồm cung cấp chăm sóc sức khỏe hào phóng, hưu trí và phúc lợi giáo dục. 

Maduro đã nắm quyền ở Venezuela sau cái chết năm 2013 của Hugo Chavez - một cố vấn chính trị và truyền lửa xã hội chủ nghĩa lâu năm. Nhưng một số người chỉ trích Maduro nói rằng các vấn đề của chính phủ ông là không phải chủ nghĩa cộng sản khi nó tham nhũng, độc đoán bản năng và ảnh hưởng của những kẻ buôn người. 

Venezuela từng là một nước tương đối giàu có nhưng bây giờ nhiều người dân ở đây đang chết đói và hàng triệu người đã bỏ nước ra đi. 

Tên chính thức của Triều Tiên là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nhưng bản chất nó là một chế độ chuyên chế. Ông Kim năm nay ở độ tuổi 30, đã thừa kế quyền lực từ cha và ông nội mình. 


Trump đang nghĩ rằng mong muốn của Kim về một nền kinh tế Triều Tiên mạnh mẽ hơn sẽ dẫn ông ta đến chỗ đưa ra những nhượng bộ trên mặt hạt nhân để đổi lấy gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế. Và Kim có thể thấy mô hình Việt Nam là một điều gì đó thú vị khi ông ta vẫn nắm được quyền lực. 

Dĩ nhiên trước khi bất kỳ điều gì xảy ra, Trump và Kim có thể muốn quên đi ý nghĩa của từ “chủ nghĩa xã hội” và tập trung nhiều vào cách mỗi bên xác định đóng góp của mình vào mục tiêu chung đã tuyên bố là “phi hạt nhân hóa”. 

Nguồn: https://www.politico.com/story/2019/02/27/trump-socialism-vietnam-1192854
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

Bài đăng nổi bật

Hai ngày nữa vệ tinh của Việt Nam sẽ được phóng lên vũ trụ

Theo dự kiến, sáng ngày 17/1 tới đây, vệ tinh Micro Dragon do người Việt Nam chế tạo sẽ được phóng lên quỹ đạo. Sự kiện này ghi một dấu mốc...